Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án

Xác minh

Xác minh trên toàn lãnh thổ Việt Nam điều kiện thi hành án: Xác minh tài sản, tài khoản; Tìm kiếm tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.
Quy trình xác minh điều kiện Thi hành án
1- Nhận đơn yêu cầu thi hành án
– Khi nhận yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án, phải đối chiếu các nội dung yêu cầu với các nội dung trong Bản án, Quyết định của Toà án, Nội dung yêu cầu xác minh, hướng dẫn để người yêu cầu làm đơn theo mẫu.
– Người thực hiện: Cán bộ tiếp công dân kiêm thụ lý

2- Ký Hợp đồng dịch vụ thi hành án
   Yêu cầu cung cấp các thông tin và thương thảo các nội dung trong mẫu Hợp đồng.
Trình Trưởng Văn phòng xem xét, ký Hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu.
– Cán bộ nhận đơn phải vào sổ, đồng thời nhập máy tất cả những nội dung phần mềm quản lý yêu cầu.
– Người thực hiện: Cán bộ tiếp công dân kiêm thụ lý
3- Tiến hành xác minh
3.1. Lập kế hoạch xác minh
Trên cơ sở các thông tin khai thác được, Thừa phỏt lại cần lập kế hoạch xác minh. Thừa phỏt lại có thể soạn thảo thành văn bản hoàn chỉnh, hoặc có thể dưới dạng các gạch đầu dũng, hoặc chỉ dưới dạng các định hỡnh những cụng việc cần thực hiện… Việc lập kế hoạch xác minh sẽ đưa đến các lợi ích sau:
– Đảm bảo việc xác minh diễn ra thuận lợi, hiệu quả, đúng pháp luật;
– Tạo tính chủ động, khoa học trong việc giải quyết việc thi hành án của Thừa phỏt lại;
– Đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan, cá nhân liên quan trong công tác xác minh thi hành án;
Khi lập kế hoạch xác minh, Thừa phỏt lại cần đề cập đến những nội dung sau:
(i) Đối tượng xác minh là ai:
Việc xác định đối tượng xác minh phải bắt nguồn từ nội dung cần xác minh, dựa trên quy định của pháp luật. Chẳng hạn như xác minh tài sản là nhà đất thì đối tượng xác minh phải là Văn phũng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xó, người phải thi hành án.
Các đối tượng xác minh khác nhau có độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí xó hội, trỡnh độ nhận thức khác nhau đũi hỏi cú phương pháp tiếp cận, giao tiếp và khai thác thông tin khác nhau.
(ii) Thời điểm tiến hành xác minh đối với từng đối tượng:
Thực tế, việc lựa chọn thời điểm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác thông tin, thậm chí cũn quyết định sự thành công hay thất bại của buổi xác minh thi hành án. Thừa phỏt lại cần lựa chọn thời điểm thuận lợi nhất để đối tượng xác minh có thể cung cấp thông tin như: khi xác minh tại nhà đương sự thì phải chọn thời điểm đương sự có mặt tại nhà, xác minh qua các cơ quan tổ chức thì phải tránh thời điểm người cung cấp thông tin bận họp, công tác…
(iii) Địa điểm tiến hành xác minh:
Phải được dự liệu trên cơ sở nội dung cần xác minh. Ví dụ: Khi xác minh hiện trạng nhà đất bắt buộc phải xác minh tại nơi có nhà đất, xác minh chủ sở hữu của phương tiện giao thông phải xác minh tại Phũng cảnh sỏt giao thụng…
(iv) Mục đích của buổi xác minh:
Thừa phỏt lại cần xác định mục đích buổi xác minh, tránh lan man, đi chệch hướng.
(v) Nội dung cần khai thác đối với từng đối tượng xác minh:
Cần chú ý, nội dung xác minh cần được chia cụ thể theo các điểm quan trọng sau:
– Xác minh nhân thân của người phải thi hành án
– Xác minh điều kiện tài sản của người phải thi hành án
– Xác minh các điều kiện khác
(vi) Các đơn vị, cá nhân cần phối hợp để tiến hành xác minh, kế hoạch liên hệ cụ thể (bằng lịch làm việc, công văn, hẹn trực tiếp…).
Trong nhiều trường hợp, Thừa phỏt lại phải ghi rừ yờu cầu thành phần tham gia là người có thẩm quyền cung cấp thông tin ở bộ phận nào, những bộ phận nào bắt buộc phải có mặt theo quy định của pháp luật trong buổi xác minh nhằm đảm bảo tính pháp lý của việc xác minh.
Ngoài ra, Thừa phát lại phải cân nhắc việc cần thiết phải để đương sự tham gia buổi xác minh hay không để có văn bản thông báo trước cho đương sự.
(vii) Các loại mẫu biên bản xác minh (có thể sử dụng mẫu in sẵn, hoặc viết tay theo mẫu quy định), các giấy tờ khác sử dụng trong quá trỡnh xác minh.
(viii) Phương tiện, nhân lực và các điều kiện khác phục vụ cho việc xác minh.
Như vậy, mặc dù Luật Thi hành án dân sự không có quy định bắt buộc Thừa phỏt lại phải lập kế hoạch xác minh trước khi tiến hành xác minh. Tuy nhiên, với các quy định về thời hạn xác minh và các quy định khác về thời hạn giải quyết việc thi hành án, đũi hỏi Thừa phỏt lại phải cú kế hoạch xác minh cụ thể. Bên cạnh đó, việc Thừa phỏt lại lập kế hoạch xác minh trước khi tiến hành xác minh sẽ giúp cho việc xác minh có hiệu quả hơn.
3.2. Tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
Trong quỏ trỡnh xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phỏt lại sẽ phải tiến hành xác minh đối với rất nhiều chủ thể khác nhau. Thừa phỏt lại có thể xác minh qua cán bộ tư pháp cấp xó, Thừa phỏt lại có thể xác minh qua người phải thi hành án, Thừa phỏt lại có thể xác minh qua Tổ trưởng Tổ dân phố, qua cụng an cấp xó… Đối với từng đối tượng cung cấp thụng tin khác nhau, Thừa phỏt lại phải có cách khai thác thông tin khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Thừa phỏt lại có thể thêm vào rút ngắn một số “công đoạn”, cũn lại, nhỡn chung, quy trỡnh một buổi xác minh điều kiện thi hành án cần đảm bảo những nội dung sau:
– Giới thiệu thành phần tham gia xác minh, nội dung, mục đích buổi làm việc.
– Kiểm tra thành phần tham gia, đối tượng xác minh có đầy đủ, đúng với dự liệu trong kế hoạch xác minh không. Nếu không đầy đủ, có cần phải hoón việc xác minh sang ngày khác hay khụng.
– Giải thích các quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của đối tượng xác minh (nếu cần thiết)
– Yêu cầu đối tượng xác minh cung cấp thông tin bằng cách đặt ra các câu hỏi và nghe phản hồi.
– Hỏi thêm các vấn đề cần làm rừ, đề nghị cung cấp thêm các nội dung, các văn bản, giấy tờ liên quan
– Xin ý kiến và thống nhất ý kiến với các thành phần tham gia.
– Kết luận buổi làm việc, đặt lịch làm việc khác (nếu cần thiết)
– Lập biên bản, thụng qua biên bản và thủ tục ký tờn, đóng dấu.
3.3. Lập biên bản xác minh
Thừa phỏt lại cú thể tự lập biên bản xác minh, hoặc giao cho Thư ký ghi lại các nội dung làm việc. Việc ghi biên bản xác minh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Đảm bảo các nội dung cần thiết của biên bản như: Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia.
– Ghi chép chọn lọc, đầy đủ các nội dung xác minh theo cung cấp của các đối tượng xác minh (được các thành phần tham gia xác nhận)
– Ngụn ngữ rừ ràng, khỳc chiết, dễ hiểu
– Khụng tẩy xúa;
– Gạch bỏ những phần trống;
– Đúng mẫu biên bản, có đầy đủ chữ ký, con dấu của các thành phần tham gia
3.4. Sử dụng kết quả xác minh
Sử dụng kết quả xác minh là khõu cuối của quỏ trỡnh xác minh, cũng là mục đích của xác minh thi hành án. Kết quả xác minh là thực hiện Hợp đồng dịch vụ, mặt khác có ý nghĩa quyết định đến việc định hướng và giải quyết đối với từng hồ sơ thi hành án cụ thể.
4- Thanh lý Hợp đồng dịch vụ xác minh thi hành án
– Thừa phát lại bàn giao kết quả xác minh cho người đã yêu cầu, kiểm tra theo nội dung Hợp đồng, Thừa phát lại báo cáo Trưởng văn phòng ký Biên bản thanh lý hợp đồng.